Hướng dẫn chăm sóc cây dâu tây tại miền Bắc

Hướng dẫn chăm sóc cây dâu tây tại miền Bắc

15, August, 2016

Nổi bật

  • Dâu tây có vị chua chua ngọt ngọt, cung cấp lượng vitamin C dồi dào nên được rất nhiều người yêu thích.
  • Cây dâu đã được ươm trồng khỏe mạnh, cứng cáp, khách hàng chỉ việc mang về để chăm sóc.
  • Đất trong bọc nén là loại đất tơi xốp, giàu dưỡng chất.
  • Dâu tây giống lai quả to, thơm, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt
  • Nếu chăm sóc đúng cách, cây dâu sẽ ra quả sau 25-45 ngày

 

Mô tả chi tiết

Tháng 10 vừa khẽ bước chân sang, tiết trời Thu miền Bắc trong khoảng thời gian này là thời điểm lý tưởng để trồng một loại trái cây mà nhắc đến tên thôi là chị em đã háo hức - hướng dẫn chăm sóc dâu tây. Không chỉ ngọt ngào (và có thể hơi chua chua), với hình dáng nhỏ xinh và màu đỏ mọng nước, dâu tây còn có thể trang trí tô điểm cho căn nhà bạn trước khi chính thức được bỏ ngon lành vào miệng. Nếu như việc tự ươm hạt tại nhà tốn khá nhiều thời gian và có thể gặp nhiều rủi ro thì chị em nên chọn cách mua cây con để về chăm sóc. Deal lần này, Muachung mang tới cho bạn Voucher mua 6 cây dâu tây cứng cáp giống lai quả to, thơm, cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt

Dâu tây được ươm trong những bọc đất nén tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Các cây con đã cứng cáp và khỏe mạnh, bạn có thể dễ dàng mua và chăm sóc tại nhà.

1. Vị trí nên trồng: 

- Dâu tây ưa ẩm và chịu hạn rất kém. Nhiệt độ tốt nhất để cây dâu phát triển là từ 7-30 độ. Bạn nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng bởi nếu thiếu nắng cây sẽ vàng lá, phát triển chậm và không cho quả, nhưng thời gian chiếu sáng không quá 12 giờ/ ngày. Tránh để cây nơi có ánh đèn vào buổi tối bởi cây sẽ phát triển mạnh nhưng không ra trái.

- Vị trí thích hợp có thể tham khảo: ban công hoặc sân thượng có nhiều ánh nắng, thoáng gió.

2. Đất trồng: 

- Bạn nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây, nên trộn thêm chút xỉ than cho đất thoát nước tốt. Có thể dùng đất tribat hoặc dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, trấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung (phân N-P-K định kỳ 10 ngày một lần, mỗi lần 10-15 viên cách gốc 5cm)

- Trước khi trồng cây có thể trộn thêm phân hoai mục hoặc phân bón lót với số lượng phù hợp để giúp cây có đà phát triển tốt. Có thể trộn thêm phân bón hoai mục , xơ dừa, cho chấu cùng với đất để đất tơi xốp lâu hơn.

- Do tính chất ưa ẩm của cây dâu và quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất nếu ta trồng bằng chậu tròn nên có thể phủ lên 1 lớp rơm trên bề mặt xung quanh gốc và phía dưới quả vừa giữ ẩm tốt vừa nâng đỡ cho quả.

3. Tưới nước:

Dùng nước thường tưới vào buổi chiều khi nắng đã tắt, tưới thật ẩm đất, nếu đất của bạn giữ ẩm kém có thể tưới thêm 1 lần vào buổi sáng. Có thể tận dụng nước vo gạo tưới cho cây, nước gạo sẽ lên men trong đất giúp cây phất triển tốt. Tuy nhiên chỉ tưới nước gạo nếu cây trồng được 1 tuần. Không tưới khi cây chưa bám rễ. Khi trời ẩm, chỉ tưới khi thấy đất bị khô.

4. Trồng và chăm:

- Mới trồng: Cây thường héo do mới tách hoặc do đứt rễ khi trồng, do vậy bạn nên dùng bìa, xốp, … che nắng cho cây trong vòng 1,2 ngày đầu, vẫn cần có ánh sáng hắt. Nhớ thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm. Cây được trồng trong viên nén, không cần gỡ bỏ bầu nén, trồng luôn cả bầu nén giúp rễ cây được an toàn.

- Sau 1 thời gian ngắn cây phát triển rất nhanh và cho quả, ra ngó:

+ Ra hoa, quả: Bạn cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.

Nếu 1 cành ra quá nhiều hoa, quả con nên ngắt bớt để cây có thể tập chung nuôi và chất lượng quả tốt. Nếu để nhiều quả cũng tự chột và đen vừa mất chất nuôi dưỡng của cây mà nhũng quả khác cũng không được phát triển đầy đủ.

+ Ra ngó: Sau khi cây đã mọc ổn định và đủ chất cây sẽ ra ngó, khi ngó phát triển tốt, mọc dài đến mức cần và đủ sẽ tự đâm rễ để tạo cây con mới. Nên ngắt bỏ ngó từ khi mới mọc, để cây tập trung ra hoa và nuôi quả.

Nếu bạn muôn giữ ngó để nhân giống khi đầu ngó có phần rễ trắng đâm ra khoảng 0,5cm nên tìm đất cho ngó cắm rễ, sau 1 thời gian sẽ thành cây độc lập. Chú ý tuyệt đối không tách ngó khỏi cây mẹ ngay mà nên chờ ngó có thể phát triển độc lập rồi mới tách vì ban đầu ngó vẫn phải phụ thuộc vào cây mẹ do chưa tự nuôi được.

Khi ngó đã thành cây con có thể đánh để tạo chậu mới, gây giống… lúc này đã có thể cắt dây nối giữa ngó và cây mẹ hoặc không tùy mục đích của bạn.

5. Phân bón

- Dùng phân bón có bán sẵn tại các của hàng vật tư nông nghiệp dạng npk trong giai đoạn sinh trưởng ra hoa, khi cây kết quả, nên dùng phân hữu cơ dynamic hoặc phân hữu cơ Úc giúp chất lượng quả tốt, cây bền hơn.
- Sử dụng phân bò, gà đã ủ hoai trộn lẫn với đất với lượng vừa phải, không được lạm dụng bón quá nhiều vì sẽ gây nóng và chết cây.
- Không bón phân chưa được ủ hoai bởi có nhiều vi khuẩn, dễ khiến cây xót và bị chết.

6. Phòng và trị bệnh

- Tìm và diệt sâu bằng các loại thuốc chuyên có bán tại các của hàng vật tư nông nghiệp hoặc bắt thủ công nếu nhìn thấy sâu.

- Phun thuốc sinh học Ridomil gold phong nấm định kỳ 1 tháng một lần.
- Phun thuốc diệt côn trùng nhưng không nên ăn quả ngay sau phun, không phun lúc quả đang chín.
- Lá vàng: cây thiếu chất, thiếu nắng, thiếu nước.
- Cây mọc quá dầy: tỉa bớt lá già, tách cây con trồng chậu mới.

 

Địa điểm

  • Shop Cayhoaonline.com: Số 11 ngách 493 ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Định Công, Hà Nội. Điện thoại: 01689957626 (ms Phấn) – 0974223817 (mr Đức)

TAGS :